Thành phần hóa học của củ tầm gửi nghiến
Theo Viện nghiên cứu y học bản địa Việt Nam trong cây tầm gửi nghiến có một lượng nhỏ hợp chất saponin chiếm khoảng 0,7%, ngoài ra còn có cumarin 0,7%, flavonoit 3%. Đây là những hợp chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Saponin: Là hợp chất quý thường có trong nhân sâm, saponin có công dụng giảm mệt mỏi, tăng cường và bồi bổ sức khỏe.
Flavonoit: Là hợp chất chống oxi hóa có công dụng tăng cường sức đề kháng, giảm lão hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
Cumarin: Một hợp chất mang nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, giúp tăng cường lưu thông máu, điều trị hiệu quả bệnh nám da, xạm da giúp da dẻ mịn màng.
Tính vị :
Tầm gửi nghiến có mùi thơm nhẹ, vị hơi chát và ngọt hậu, tính bình vào 2 kinh tâm và thận.
Công dụng :
Theo y học cổ truyền tầm gửi nghiến và củ dái nghiến đều có chung 1 công dụng như sau:
– Điều trị đau nhức xương khớp
– Tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi
– Bổ tim, ổn định huyết áp
– Giảm sự lão hóa trong cơ thể
– Tác dụng bổ thận
– Tác dụng điều trị nám da, tàn nhang
– Đối tượng sử dụng
– Người mắc bệnh xương khớp như: Phong tê thấp, thần kinh tọa
– Người làm việc công việc nặng nhọc, cường độ cao
– Bệnh nhân mắc huyết áp cao
– Phụ nữ mắc nám da, xạ da, tàn nhang
– Người bình thường dùng ngâm rượu để tăng cường sức khỏe
Cách dùng, liều dùng
-Cách sắc uống: Lấy 25g tầm gửi nghiến (Hoặc củ dái nghiến) đun với 1,5 lít nước, đun cạn còn 700ml chia 3 lần uống trong ngày. Có thể sắc lại lần 2 cho hết chất.
-Cách ngâm rượu tầm gửi nghiến
-Cách ngâm khô: Đây là cách thường xuyên được áp dụng, cách làm cụ thể như sau:
Chuẩn bị: tầm gửi khô 1kg, rượu trắng loại 40 độ = 3 lít, 01 bình rượu xành xứ 5 lít.
Cách ngâm: Tầm gửi nghiến khô 1kg (đã thái miếng mỏng) đem sao vàng hạ thổ. Đổ rượu vào ngâm trong thời gian 1 tháng trở lên là dùng được.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Củ tầm gửi gỗ nghiến”